Giới thiệu về MMA

Giới thiệu chung

Võ thuật tổng hợp hay Mixed martial arts (MMA), đấu lồng là một một môn thể thao đối kháng toàn diện, dựa trên các đòn đánh, vật lộn và chiến đấu trên mặt đất, được kết hợp từ nhiều môn thể thao đối kháng cũng như võ thuật trên khắp thế giới. 

MMA chia làm hai loại kỹ thuật chính: đứng và nằm

  • Các kỹ thuật đứng bao gồm kỹ thuật từ các bộ môn/trường phái: quyền Anh, Karate, Kickboxing, Muay Thái, Tán thủ, quyền Pháp, Taekwondo, Vovinam,…
  • Các kỹ thuật nằm bao gồm kỹ thuật từ các bộ môn/trường phái: Nhu thuật, Nhu thuật Brazil, Judo, Sumo, Đấu vật,…

Thi đấu

1. Quy định về sàn đấu

Đặc trưng của MMA là thi đấu trong lồng sắt, nhằm bảo vệ an toàn cho các võ sĩ thi đấu, đặc biệt trong các lần đấu sĩ tung đòn áp sát hoặc vật đối thủ. Trong bộ quy tắc nêu rõ: “Khu vực thi đấu được bao quanh bằng hàng rào làm từ vật liệu thích hợp và đảm bảo võ sĩ không rơi xuống hoặc rơi xuyên qua lồng xuống sàn hoặc khán giả”. Kích thước sàn đài thi đấu trong MMA gồm các loại: 4mx4m, 5mx5m, 6mx6m, 7mx7m. Độ cao so với mặt đất là 40-50 cm.

Long-mma-ufc-8-canh-2

2. Thời gian thi đấu:

Thể thức BO3: Mỗi trận đấu gồm 3 hiệp, mỗi hiệp kéo dài 5 phút

Thể thức BO5 (chung kết): Mỗi trận đấu gồm 5 hiệp, mỗi hiệp kéo dài 5 phút

3. Các quy định về luật cấm

  • Không được tấn công vào háng võ sĩ đối thủ
  • Không được lên gối ở khu vực đầu khi đối thủ đã bị gục và nằm xuống sàn thi đấu
  • Không đánh vào phía sau gáy,  phần xương sống của đối thủ
  • Không móc mắt, hàm (miệng) đối thủ
  • Không chọc các ngón tay vào mũi của đối thủ
  • Không được cắn, kéo tóc đối thủ
  • Không đánh mạnh hay bóp cổ đối thủ
  • Không sử dụng các móng tay hay móng chân trong quá trình thi đấu
  • Không được cố ý túm lấy các vòng dây giới hạn bao quanh khu vực sàn đấu
  • Không được cố ý quăng đối thủ văng ra ngoài khu vực bao quanh xuống khán đài
  • Không được cào, cấu đối thủ
  • Không được lên gối vào khu vực thận
  • Không có hành vi khạc nhổ vào đối thủ
  • Không tấn công đối thủ khi đối phương đang chịu sự nhắc nhở của trọng tài trong trận đấu
  • Không được tấn công đối thủ sau tiếng chuông kết thúc hiệp đấu
  • Không được sử dụng những từ ngữ lăng mạ đối thủ khi đứng trên võ đài

4. Kết quả trận đấu

Trận đấu có thể kết thúc sớm khi một trong các trường hợp sau xảy ra:

  • Đầu hàng (Submission): võ sĩ đập tay (thường là 3 lần trở lên) xuống sàn hoặc đập vào đối thủ, mở miệng nói đầu hàng hoặc thể hiện cơn đau rất rõ (ví dụ như la hét)
  • Hạ đo ván (knockout, viết tắt là KO): võ sĩ bất tỉnh, gây ra bởi một đòn đánh hợp lệ
  • Hạ đo ván kỹ thuật (technical knockout, TKO): trọng tài quyết định võ sĩ không thể tiếp tục trận đấu nếu
    • Một trong hai võ sĩ đang thi đấu bị đánh áp đảo, không còn khả năng tránh đòn hoặc có dấu hiệu bị chấn thương nặng khi thi đấu (như gãy xương).
    • Bác sĩ yêu cầu dừng trận đấu khi nhận thấy một trong hai võ sĩ có sức khỏe không đảm bảo hoặc có tình trạng bất thường như không tự chủ.
    • Huấn luyện viên đưa ra tín hiệu đầu hàng thay võ sĩ
  • Truất quyền thi đấu (disqualification): võ sĩ thực hiện động tác bất hợp pháp mà trọng tài hoặc đối thủ cho rằng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả trận đấu 
  • Không thi đấu (no contest): võ sĩ không thể thi đấu do không còn khả năng di chuyển, không đủ số hiệp để đưa ra quyết định kỹ thuật, hoặc cả hai võ sĩ không có khả năng chiến đấu . Một trận đấu có thể bị coi là no contest nếu kết quả ban đầu bị thay đổi vì những lí do không thỏa đáng hoặc bất hợp pháp, ví dụ như một võ sĩ có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm. 

Cách tính điểm: Điểm được tính trên thang điểm 10, ba trọng tài sẽ cho điểm ở mỗi hiệp, người thắng được 10 còn người thua nhận được điểm 9 trở xuống. Kết quả 10-8 thường xảy ra khi một võ sĩ chiếm ưu thế áp đảo còn đối thủ không hoặc rất ít chiếm ưu thế. Kết quả 10-7 rất hiếm. 

Một trận đấu có thể có kết quả hòa. Nếu trường hợp này xảy ra trong trận đấu giành đai vô địch, nhà vô địch trước vẫn giữ được danh hiệu của mình.

5. Các hạng cân trong MMA

  • Hạng ruồi (Flyweight): Hạng đấu dành cho các võ sĩ dưới 57kg
  • Hạng gà (Bantamweight): Hạng đấu dành cho các võ sĩ từ trên 57kg đến 61kg
  • Hạng lông (Featherweight): Hạng đấu dành cho các võ sĩ từ trên 61kg đến 66kg
  • Hạng nhẹ (Lightweight): Hạng đấu dành cho các võ sĩ từ trên 66kg đến 70kg
  • Hạng bán trung (Welterweight): Hạng đấu dành cho các võ sĩ từ trên 70kg đến 77kg
  • Hạng trung (Middleweight): Hạng đấu dành cho các võ sĩ từ trên 77kg đến 84kg
  • Hạng dưới nặng (Light Heavyweight): Hạng đấu dành cho các võ sĩ từ trên 84kg đến 93kg
  • Hạng nặng (Heavyweight): Hạng đấu dành cho các võ sĩ từ trên 93kg đến 120kg

UFC chia ra các hạng cân để các võ sĩ có cơ hội thi đấu phù hợp hơn với thể trạng của bản thân. Nếu như không có sự phân chia hạng cân thì các võ sĩ có tài năng nhưng thể hình bẩm sinh chỉ ở tầm trung sẽ không bao giờ có được cơ hội thành công.

Trong thực tế, các võ sĩ thường kiểm soát cân nặng của mình (chủ yếu là ép cân xuống để có ưu thế hơn trong hạng cân dưới) đến khi báo cân nặng và quyết định hạng cân, bằng cách tập luyện hoặc dùng trick (như trong truyện là ép nước). 

Sơ lược về các bộ môn anh Vũ biết

1. Tán thủ (散手, Sanshou):

Môn võ đầu tiên anh Vũ học, gốc rễ căn bản; đây là dạng võ chiến đấu tay không tự do, ra đời ở Trung Quốc, chú trọng vào các đòn chiến đấu mang tính thực tế, chia làm 3 dạng:

  • Tán thủ quân sự: xuất hiện đầu tiên do tán thủ xuất phát từ quân đội đặc nhiệm Trung Quốc, bao trùm hầu hết các kỹ năng chiến đấu, cầm nã, vật ở mọi tư thế, tay không chống vũ khí,… thiên về các đòn cầm nã, triệt và bẻ khớp, siết cổ
  • Tán thủ dân sự: gần đầy đủ nhưng không có các tuyệt kỹ giết chết đối thủ như tán thủ quân sự, thiên về lối đánh đầu gối và cùi chỏ (gần giống Muay Thái)
  • Tán thủ thể thao: được phép áp dụng đủ các đòn đấm, đá, quật, vật; không được phép sử dụng các đòn đầu gối, cùi chỏ, đánh bằng đầu, cầm nã, khoá bẻ khớp; trong trận đấu các vận động viên phải mang găng, mũ đội đầu, áo giáp bảo vệ,…

2. Muay Thái:

Môn võ cổ truyền của Thái Lan, mang tính chất tôn giáo và thể thao, kết hợp các động tác tấn công bằng tay, chân, cùi chỏ và khuỷu tay, tận dụng tối đa khả năng của mọi bộ phận để dứt điểm nhanh chóng đánh gục và tấn công đối thủ

Đặc biệt trong Muay Thái có một chiêu thức là Jorakae fad hang hay Cá sấu quẫy đuôi – cú đá làm nên tên tuổi của anh Vũ, gồm chuỗi động tác xoay người và đá cao lấy cảm hứng từ động tác vung đuôi của cá sấu trong tự nhiên. Xem vid minh họa để hình dung rõ hơn

3. Nhu thuật (柔術, Jujutsu):

Bắt nguồn từ giai cấp võ sĩ samurai của Nhật, dựa trên lý thuyết dùng sức công của đối phương để kiềm chế địch thủ, thay vì chống trả trực tiếp; Nhu thuật có rất nhiều phương pháp khác nhau (quật ngã, đè, siết cổ, khóa tay, khóa chân), vì thế từ nó đã nảy sinh ra nhiều môn phái khác nhau

Nhu thuật Brazil: một phiên bản hiện đại hơn, phát triển thành một môn thể thao đối kháng ứng dụng các đòn vật và khóa tay chân ở tư thế nằm, với 3 loại kỹ thuật chính:

  • Kỹ thuật thi đấu: những động tác cơ bản của thế cận chiến, chủ yếu là những đòn bẻ khớp cổ tay, cùi chỏ, khóa chân sau khi vật ngã và đè lên người đối phương
  • Kỹ thuật thực chiến: ứng dụng cho các môn thể thao võ thuật tổng hợp, bao gồm các thế lách né, chụp bắt và vật ngã đối phương
  • Kỹ thuật phòng thủ: những thế gạt, đỡ hoặc tránh né các đòn tấn công của đối phương và không cần ra chiêu phản công

Hệ thống thứ hạng: đai trắng -> đai xanh -> đai tím -> đai nâu -> đai đen -> đai đỏ (quá trình từ đai đen lên đai đỏ được chia thành nhiều hạng nhỏ hơn)

Screenshot 2023-02-15 084328

One thought on “Giới thiệu về MMA”

Gửi gắm...